Xác định mục tiêu của việc thẩm định giá doanh nghiệp để lập kế hoạch thực hiện, thu thập thông tin và chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi một cuộc định giá doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục đích thẩm định giá để làm gì: sáp nhập, mua bán hay cổ phần hóa … để tiến hành thẩm định theo đúng quy định của Pháp luật, quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá…
ThThu thập thông tin và tài liệu liên quan đến doanh nghiệp:
Trong định giá, thông tin rất quan trọng trong việc tính toán, việc tìm hiểu phụ thuộc vào kinh nghiệm của thẩm định viên, lĩnh vực tìm hiểu, lĩnh vực cần tìm hiểu, đôi khi phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Tìm hiểu về doanh nghiệp có thể bên ngoài hay bên trong, thẩm định viên chọn thông tin về danh hiệu, sản phẩm, uy tín, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghịêp … Khi tiến hành thu thập nếu lập được bảng thông tin thu thập thì thẩm định viên sẽ có cơ sở pháp lý, bảng thông tin có thể theo các nội dung sau:
– Pháp lý (bảng hiệu, nguồn vốn, đặc điểm pháp lý ,,.)
– Về kinh tế – kỹ thuật – thương mại:
– Các hoạt động:
– Cơ quan quản lý: thành phần, sơ đồ bộ máy tổ chức…
– Triển vọng: Xu hướng kinh doanh trong tương lai, chiến lược …
– Tài chính – kế toán: Các báo cáo tài chính…
– Quản lý tài chính:
– Các thông tin khác…..
- Thẩm định hiện trạng, phỏng vấn doanh nghiệp;
– Ghi chép hiện trạng tài sản của doanh nghiệp
– Thu thập số liệu, tài liệu, các bằng chứng thẩm định
– Đối chiếu số liệu và tài liệu.
– Quay phim, chụp hình tài sản để làm cơ sơ thẩm định, để lưu trữ.
- Thu thập và xử lý thông tin
– Thông tin thị trường về tài sản
– Thông tin từ cơ quan kiểm toán độc lập
– Thông tin từ nội bộ doanh nghiệp
– Thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước
– Thông tin khác liên quan
– Quay phim, chụp hình tài sản để làm cơ sơ thẩm định, để lưu trữ
- Đánh giá và nhận xét về môi trường hoạt động doanh nghịêp
Để đánh giá tương đối chính xác giá trị doanh nghiệp, thì trước hết phải nhận dạng và phân tích được các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp. Khi xem xét các yếu tố tác động, chúng ta thường đề cập đến các yếu tố sau:
– Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh
– Các yếu tố thuộc môi trường đặc thù
– Các yếu tố thuộc nội tại doanh nghiệp
- Ứng dụng phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
Áp dụng phương pháp thích hợp: Theo hướng dẫn tại Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số vấn đề tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính Phủ gồm Phương pháp tài sản và Phương pháp chiết khấu dòng tiền (đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hóa cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). Trong một số trường hợp áp dụng cả hai để kiểm tra đối chiếu.
- Hoàn thiện báo cáo thẩm định giá và phát hành chứng thư
– Hoàn thiện Báo cáo theo mẫu tại Quyết định số 24 /2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài Chính.
– Hoàn thiện Chứng thư theo mẫu tại Quyết định số 24 /2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài Chính.
– Bàn giao chứng thư và bảo vệ kết quả (nếu có yêu cầu)