Giám định theo yêu cầu của hội ” P&I” và LLOYD’S”

Giám định theo yêu cầu của hội ” P&I” và LLOYD’S”
Thông lệ, mỗi lần giám định, các bên chỉ thuê một cơ quan giám định để giám định hàng hóa. Đại phó tàu và giám định viên cùng đo đạc các số liệu liên quan đến giám định. Để bảo vệ trực tiếp quyền lợi của mình, đôi lúc Chủ hàng cũng cử người cùng tham gia đo đạc số liệu giám định.
Các bước giám định được tiến hành như sau:
1) Đọc mớn nước xung quanh tàu( mớn nước mũi(phải, trái); mớn nước giữa(phải, trái); mớn nước lái (phải, trái)

2) Đo khối lượng chất lỏng trong các két trên tàu(nước ngọt, nước dằn, nhiên liệu)

3) Xác định tỷ trọng chất lỏng( nước biển nơi tàu neo đậu, nước dằn, nhiên liệu trong két)

4) Tính trọng lượng nước dằn, nước ngọt và nhiên liệu trên tàu

5) Tính mớn nước trung bình để tra bảng (mớn nước đã hiệu chỉnh sai số số đọc mớn nước, hiệu chỉnh sai số do thân tàu bị cong, võng)

6) Tìm lượng giản nước(D) tương ứng với với mớn nước trung bình(tra trong “sổ tay tính hiệu số mớn nước và độ ổn định tàu”- Trim & stability calculation booklet)

7) Tìm sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước gây nên(trim one & trim two)

8) Tìm lượng giản nước của tàu sau khi đã hiệu chỉnh sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước gây nên

9) Tìm lượng giản nước của tàu sau khi đã hiệu chỉnh lượng giản nước do sai số tỷ trọng gây nên

10) Tìm trọng lượng hàng hóa trên tàu

Trên tàu chỉ tồn tại một tài liệu về thông số tính nổi của tàu(hydrostatic tables hay hydrostatic curves). Dù là sổ ổn định hay sổ dung tích thì cũng dùng để biểu thị các thông số về tính nổi của tàu đó.

Phương thức tính trọng lượng hàng theo mớn nước là dựa vào nguyên lí “cân trừ bì”. Số đọc mớn nước cũng giống như số đọc trên đĩa cân. Đầu tiên, người ta “cân” trọng lượng con tàu khi chưa xếp hàng. Sau đó, người ta lại “cân” trọng lượng tàu đã đầy hàng. Hiệu số giữa hai lần “cân” chính là lượng hàng đã xếp.

0936 760 588